Các chuẩn vô trùng khác nhau như thế nào?
Như chúng ta đã biết Tiêu chuẩn EN 13060 là bộ chuẩn tắc quy định về vật liệu tương ứng với chu trình vô trùng nào, cũng như các chuẩn được phân loại dựa trên yếu tố nào. Tiêu chuẩn Châu Âu EN 13060 được thi hành vào tháng 6 năm 2004.
Tìm hiểu thêm về tiêu chuẩn EN 13060
Đây là tiêu chuẩn kỹ thuật xuất sắc và nâng mức hiệu suất của thiết bị vô trùng bằng hơi nước nhỏ lên đến thành thiết bị y tế, đảm bảo ngăn ngừa lây nhiễm chéo. Vậy chính xác chuẩn S/N/B là gì?
Phân loại chuẩn vô trùng
Chuẩn N: Dành riêng cho các sản phẩm rắn, không đóng gói khi hấp. Không vận chuyển, không lưu trữ, chỉ sử dụng ngay lập tức. (N viết tắt của Naked Solid). Ưu điểm của chuẩn này là Giá rẻ nhất trong tất cả các chuẩn. Tuy nhiên điểm hạn chế là dụng cụ chỉ có thể tiệt trùng là dụng cụ rắn, không có khả năng lưu trữ. Và trường hợp phụ tá không bỏ đủ nước có thể dẫn đến việc cháy dụng cụ.
Tiệt trùng dụng cụ chuẩn N
Chuẩn S: Chỉ dành cho các sản phẩm cụ thể theo quy định của nhà sản xuất (bảng chu kỳ). Điều cần thiết là chu trình này chỉ được sử dụng cho các loại vật liệu mà nó được thiết kế. (S viết tắt của Specific). Chuẩn S so với chuẩn N có điểm vượt trội hơn là có pha hút chân không trước và sau khi tiệt trùng tuy nhiên chỉ có 1 lần duy nhất. VÌ vậy chuẩn S này thường không phổ biến vì bị giới hạn bởi chỉ định của Nhà sản xuất. Một Ưu điểm của chuẩn này so với chuẩn N là có thể hấp được với mọi dụng cụ tuy nhiên phải được chỉ định từ nhà sản xuất, có thể lưu trữ.
Tiệt trùng dụng cụ chuẩn S
Chuẩn B: Thiết bị vô trùng chuẩn B mặc dù nhỏ nhưng mức độ hiệu suất của chúng tương đương với máy móc lớn nhất trong bệnh viện. Chữ “B” là viết tắt của “Big” – Thiết bị vô trùng nhỏ nhưng hiệu năng lớn. Bất kỳ loại vật liệu nào cũng có thể được hấp vô trùng trong thiết bị vô trùng chuẩn B. Chu trình thực hiện trong chuẩn B thường có chu trình hút chân không (Vacuum) trước và sau.
Việc hút chân không này giúp loại bỏ hết hoàn toàn không khí có trong dụng cụ và truyền hơi nước đi khắp khoang lòng thiết bị. Đối với việc hút chân không ở giai đoạn sau giúp loại bỏ hơi nước là tăng cường làm khô cho dụng cụ. Chuẩn B hiện đang là chuẩn cao nhất và được chỉ định đặc biệt dành cho các nha khoa phục vụ phẫu thuật nhiều vì khả năng kiểm soát lây nhiễm tốt.
Tiệt trùng dụng cụ chuẩn B
Phân loại vật liệu
Vậy còn phân loại vật liệu để phù hợp với từng chuẩn thì như thế nào? Dưới đây là một số những gợi ý về cách phân loại vật liệu mà chúng ta cần nắm rõ để đảm bảo quy trình hấp đúng và bảo toàn dụng cụ/vật liệu.
- RẮN (Solid Instrument):
- Dụng cụ bề mặt nguyên vẹn không có hốc, lỗ, không có trở ngại về mặt tiếp xúc.
- Xốp (Porous materials):
- Đơn giản hoặc hỗn hợp, khả năng hấp thụ hoặc giữ chất lỏng(Vải, bông gòn,xốp, etc.)
- RỖNG(Hollow bodies):
- Những dụng cụ mà hơi nước khó xâm nhập, mặt tiếp xúc hạn chế. Phân loại theo 2 lớp chiều dài hoặc đường kính:
- Loại A: Dụng cụ thông một đầu hoặc đường kính lỗ quá nhỏ(Tay khoan, turbin).
- Loại B: Ống hút và ống có chiều dài.
Dựa vào việc phân loại các chuẩn vô trùng và vật liệu, chúng ta hiểu được phần nào hiện tại nha khoa có đang ứng dụng đúng hay không. Sử dụng đúng vật liệu cho đúng chuẩn giúp cho Nha khoa hoàn toàn có được sự an tâm, kiểm soát lây nhiễm đúng.
Tìm hiểu thêm về “Cơ chế hoạt động của nồi hấp vô trùng chuẩn B”