Một trong những mục đích của quy trình: làm khô – đóng gói – hấp vô trùng là giữ cho các dụng cụ và thiết bị tiệt trùng được cách ly với môi trường bên ngoài để ngăn ngừa sự tái nhiễm khuẩn.
Để tránh nhiễm khuẩn trở lại, các túi dụng cụ sau khi hấp phải khô hoàn toàn và vẫn còn nguyên vẹn cho đến lần sử dụng tiếp theo.
“Túi ướt” là có hơi ẩm trên hoặc trong túi khi lấy ra khỏi nồi hấp và là một vấn đề tương đối phổ biến trong nha khoa hiện nay.
Độ ẩm có thể biểu hiện rõ ràng dưới dạng ẩm ướt nhìn thấy được, các giọt nước hoặc vũng nước trên hoặc trong túi dụng cụ, quần áo phẫu thuật…
Các túi ướt có thể bị “nhiễm khuẩn” – chúng cho phép vi sinh vật xâm nhập qua bao bì, dẫn đến việc tái nhiễm các dụng cụ đã vô trùng. Túi ướt cũng có thể gây ăn mòn dụng cụ, thiết bị đựng bên trong nó.
Nguyên nhân làm túi dụng cụ bị ướt sau khi hấp?
Có hai nguyên nhân chính gây ra túi ướt:
- Lỗi do vận hành
- Các vấn đề với chính nồi hấp đang sử dụng.
Mặc dù có lẽ người ta hay tin rằng các hỏng hóc thường liên quan đến nồi hấp, nhưng có rất nhiều lỗi do người vận hành dẫn đến túi hấp bị ướt. Điều kiện môi trường, chẳng hạn như độ ẩm cao hoặc nhiệt độ thấp trong khu vực làm mát, cũng có thể dẫn đến việc túi không khô hoàn toàn.
Bác sĩ đọc để tìm hiểu thêm về nhiều nguyên nhân và giải pháp cho vấn đề dụng cụ vẫn bị ướt sau khi hấp.
Các vấn đề liên quan đến nồi hấp
- Nếu sử dụng nồi hấp chuẩn B có pha sấy khô hoàn toàn, thì vấn đề có thể là: trục trặc của đường hơi, van kiểm tra xả nước, lưới lọc bị tắc, đồng hồ đo áp suất được hiệu chuẩn kém, hệ thống hút chân không hoặc các bộ phận tiệt trùng khác bị trục trặc và miếng đệm cửa bị hỏng. Nhiều vấn đề trong số này có thể liên quan đến việc bảo trì máy tiệt trùng không đầy đủ hoặc thiếu. Nếu các chỉ báo cho thấy rằng các thông số tiệt trùng không được đáp ứng, hoặc chu trình sấy đã bị cắt / hủy bỏ, thì phải được xử lý lại;
- Nếu sử dụng nồi hấp ướt chuẩn N thì do cách hoạt động của nồi hấp này vốn dĩ sẽ không có khả năng trong việc làm khô dụng cụ vì chúng không có pha hút chân không để hỗ trợ sấy khô sau cùng. Quá trình sấy diễn ra bằng cách bay hơi do nhiệt trong thành buồng và do đó kém hiệu quả; dụng cụ, vật liệu vẫn còn ướt sau khi hấp.
Sấy khô trong nồi hấp ướt thường đạt được bằng cách mở cửa nồi hấp (để giải phóng hơi bên trong buồng) và để khô.
Nồi hấp thường không nên đặt ở khu vực đông người qua lại hoặc gần máy điều hòa nhiệt độ hoặc lỗ thông gió; nếu không, sự ngưng tụ hơi nước có thể hình thành. Phải tuân theo hướng dẫn làm khô của nhà sản xuất; khuyến nghị điển hình là mở cửa khoảng một nửa inch (1,25 cm) vào cuối chu kỳ để cho phép hơi ẩm thoát ra và sau đó bắt đầu chu trình làm khô, thường hoạt động với cửa mở.
Thời gian sấy khô ít nhất 10 phút thường được khuyến khích. Nếu nồi hấp không có chu trình làm khô, cần tham khảo hướng dẫn của nhà sản xuất về cách làm khô dụng cụ sau khi hấp đảm bảo các dụng cụ đã hấp phải khô ráo khi lấy ra khỏi nồi hấp tiệt trùng.
Lỗi vận hành
Các lỗi vận hành dẫn đến túi dụng cụ bị ướt bao gồm:
- Sai quy định của nồi hấp: nồi hấp ướt (chuẩn N) không chỉ định phải đóng gói dụng cụ khi hấp. Lỗi này khá phổ biến hiện nay vì nhiều nha khoa vẫn nhầm lẫn cứ hấp là bắt buộc phải đóng gói dụng cụ, mà không thực sự hiểu được cách vận hành của nồi hấp đang sử dụng. Ngoài ra, túi dụng cụ chưa khô hoàn toàn không thể bảo quản và lưu trữ (dù có trong tủ tia cực tím), chính vì thế nồi hấp ướt (chuẩn N) được chỉ định hấp xong dùng ngay chứ không lưu trữ;
- Không làm khô dụng cụ trước khi đặt chúng vào bao bì;
- Lỗi đóng gói tiệt trùng;
- Lỗi đặt dụng cụ khi hấp và chu trình hấp.
Các lỗi đóng gói tiệt trùng bao gồm:
- Đặt màng bọc quá chặt hoặc quá lỏng;
- Sử dụng bao bì tiệt trùng không đúng cách;
- Đóng gói hai lần hoặc dùng túi kép;
- Sử dụng màng bọc/ túi đóng gói không được chỉ định cho mục đích tiệt trùng;
Lỗi đặt dụng cụ bao gồm:
- Các túi được xếp chồng lên nhau không thích hợp;
- Quá tải / đặt vật liệu không chính xác vào nồi hấp;
- Các túi quá dày đặc;
- Đặt các túi làm cản trở việc loại bỏ không khí trong nồi hấp;
- Các mặt túi nhựa-giấy ở vị trí không dễ làm khô;
- Các dụng cụ ở vị trí không tạo điều kiện để thoát hơi ẩm (ví dụ, dụng cụ lõm và những dụng cụ có chứa lumen như tay khoan);
Các lỗi chu trình bao gồm:
- Chọn sai chu trình hấp tiệt trùng;
- Làm gián đoạn chu kỳ sấy hoặc chọn thời gian sấy không phù hợp với hướng dẫn sử dụng;
- Ngoài ra, việc lấy túi ra khỏi nồi hấp trước khi hết thời gian làm nguội được khuyến nghị có thể làm đọng hơi nước trên gói;
- Các túi lấy ra khỏi nồi hấp sau khi hoàn thành giai đoạn làm nguội không được đặt trên các bề mặt mát / rắn vì điều này cũng có thể dẫn đến ngưng tụ trên bao bì.
Ở nhiều nước phát triển, việc theo dõi và ghi lại (truy xuất) các thông tin về chu trình hấp là bắt buộc, điều này giúp phòng khám theo dõi chặt chẽ hiệu suất của nồi hấp không bị thiếu bất kỳ giai đoạn xử lý nào, vì chu kỳ đã bị hủy bỏ và tất cả các thông số không được đáp ứng, dụng cụ này xem như chưa được hấp vô trùng.
Ngày nay, với nha khoa hiện đại, nồi hấp chuẩn B luôn được khuyến khích sử dụng vì chúng có pha hút chân không hỗ trợ sấy khô sau cùng, dụng cụ sau khi lấy ra khỏi nồi hấp đã khô hoàn toàn và có thể lưu trữ.
Và một điều mà chúng ta cần lưu ý là chúng ta sẽ không đặt sự an toàn của bệnh nhân vào rủi ro. Thận trọng không bao giờ là dư thừa. Vì thế vô trùng là vô hình nhưng sẽ là hữu hình nếu chúng ta để xảy ra sai lầm và rủi ro.
Bác sĩ cần tư vấn thêm về nồi hấp và giải pháp vô trùng cho phòng khám, hãy cho chúng tôi biết: